Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Câu cá chép đêm


Câu cá chép đêm

Bài : Carodong



Mùa hè đã gần đi qua, vậy mà những chuyến câu đêm trong dịp này thật là hiệu quả, món câu này không phải ai cũng có duyên với nó rất nhiều lý do trong đó có sự kiên trì, nắm bắt thời điểm ăn mồi của chúng là những yếu tố quan trọng để chiến thắng! Câu đêm thời tiết mát mẻ, yên tĩnh ngoài ra còn có thời gian ngắm trăng, ngắm sao, nếu lãng mạn như anh Vantydh1974 thì có thể làm thơ, ca hát...

Còn với tôi câu đêm hay câu ngày không khác gì nhau, vì làn da thì đã cháy gần hết, muỗi muốn cắn vào cũng phải hi sinh mấy chiếc răng nên cắn được duy nhất một lần là gãy hết cả răng lần sau chỉ bu vào để mà ngắm, không làm ăn gì được! Con nào dùng vòi thì gãy vòi và tử nạn!

Chỉ có một điều câu đêm thường cá cắn mồi nhiều hơn, và thường là những chú cá to, có khi câu được mà không thể lấy chúng lên. Nên tốt nhất phải có thêm 1 đến 2 chiến hữu đi cùng.

Câu cá có rất nhiều loại hình như câu phao nổi, câu rê, câu ngâm đáy, ngoài ra còn có những cách câu chuyên ngành riêng ví dụ câu rê cá lóc, câu lông (mồi giả) ...trong mỗi trường phái câu thì xuất hiện những cảm giác thích thú khác nhau, ví dụ câu ngâm đáy thường khi cá cắn mồi rất bị động, tạo cảm giác "giật mình" nhiều lúc cá lôi mất cần mới biết, và đôi khi chỉ tình cờ cơn gió thoảng qua làm lay động cần cũng bị nhầm là cá cắn câu nên cũng đem lại cảm giác hồi hộp không kém.

Câu rê cá lóc thì chủ động hơn, khi cá cắn câu sẽ biết ngay và thường phải chủ động để giật cá, và những yếu tố đem lại cảm giác thích thú cho môn rê lóc gồm những yếu tố sau: đó là loài cá có giá trị cao,chế biến món gì cũng rất ngon, thứ hai là mật độ cắn mồi của cá lóc thường rất ít (vì ít cá), thứ ba là sự mệt mỏi đôi khi chùn gối, sái cổ tay... Từ những yếu tố đó đã cấu hình nên cảm giác hồi hộp, lo âu khi cá cắn câu. Hồi hộp là cảm giác chung của các môn câu cá, còn lo âu là cảm giác riêng của rê lóc, vì sợ giật sẩy, mất cá... sẽ rất tiếc!

Câu ngâm đáy đối với cá chép, Trắm, Trôi.

Mồi câu search trên google các bạn tha hồ tham khảo và làm theo, tôi cũng làm như thế và hiệu quả cũng rất tốt.

Lưỡi câu chép gồm: Lò xo giữ mồi, lưỡi đơn 7 chiếc thẻo cột lưỡi dài khoảng 5cm có bán ở chợ.

Mồi vò thành nắm nhỏ hình trụ đường kính giữa thân khoảng 20mm quấn quanh lò xo giữ mồi, sau đó găm các lưỡi câu xung quanh mồi và công đoạn cuối cùng là ném chúng ra xa. Điểm câu hiệu quả thường chỗ nhiều bùn, cuối gió.

Bạn câu thường đó là những người có lòng đam mê thực sự, những tiêu chí tuyển bạn câu đêm gồm những yếu tố sau:
1. Không có bồ bịch, vợ tin tưởng tuyệt đối
2. Yêu thích câu cá
3. Không sợ muỗi
4. Không sợ ma
5. Có độ lỳ
.....


Tôi mới quen anh bạn tên T, anh là một công chức nhà nước, thời gian làm việc hình như cả tuần, chỉ có ban đêm là thời gian rảnh rỗi và đó là khoảng thời gian để anh thỏa mãn cái niềm đam mê của mình, những tiêu chí kết bạn câu như trên thì anh có thừa! Và cái độ lỳ của anh thì tôi cũng phải gọi là tâm phục. Có hôm chúng tôi ngồi câu với nhau đến khuya 1h, 2h sáng về sớm!

Những lúc tôi câu móm, anh không ngần ngại ép tôi lấy một con về cho vợ con nó tin tưởng! Để hôm sau còn kè chú đi cho thoải mái, nói thật làm tôi rất xấu hổ với bản thân mình và tôi quyết tâm học hỏi.

Và những kinh nghiệm câu kéo tôi đều học hỏi từ anh nhưng hình như tôi luôn thể hiện được cái năng khiếu bẩm sinh của mình đó là rất sát cá. Bài học của tôi mới xong thì hôm sau tôi đã vượt trội hẳn người "thầy" của mình, hôm đó "thầy" vác giỏ về không còn tôi thì vẫn có cá ra về, nhìn cái cảnh đó tôi thật áy náy trong người đành buông một câu "rất khách sáo" mai mời bác đến nhà em ta chiến đấu con này bác nhé! Bác cười nhạt như nước ốc! Chắc trong lòng cay cú lắm nhưng không tiện nói ra! Thế là tôi cảm thấy vơi đi cảm giác ngại ngùng phần nào. Và hôm sau chúng tôi lại rủ nhau đi câu, lần này tôi điện thoại cho "thầy" "ra đi bác nhớ mang theo một cái dao bác nhé"!? Bác không nói đi nói lại gì hết, vì tưởng rằng tôi cần dao là để bảo đảm vấn đề an toàn phòng thủ bản thân nên chắc bác cũng không quên mang theo. Đến điểm câu bác mới hỏi là mang dao để làm gì? Lúc đó tôi mới nói thật với bác là nhỡ hôm nay em câu được con cá to còn bác móm thì em cắt cho bác một nữa...Hai anh em cười như bà già được mấn (váy) mới!






Tự sướng nửa đêm!

Trắm cỏ 3kg





Mắc màn kẻo muỗi! 

Và những chuyến câu đêm của chúng tôi vẫn đang còn tiếp tục, những hình ảnh câu kéo sẽ được cập nhật mời các bạn đón xem.

Cuối tháng 7.2011
Carodong
__________________

Mồi câu cá chép

(Mồi câu Quyền râu) - Cách 1:
Đây là công thức câu cá chép của mà tôi dùng câu cá chép thành công rực rỡ:
Mồi câu cá chép
Mồi câu cá chép
-Bột bắp
-Vỏ vụn bánh mì 
-Bột lúa mạch =oatmeal
-Bột ớt
-Lạc rang ghiền nhỏ 
-Phô mai cũ ( có thể thay thế bằng Parmesan cheese)
-Nước men chua (yeast)
-1 hộp thức ăn của mèo (gan)

Tất cả nhồi chung lại, không làm dẻo quá vừa đủ để rã sau 10 phút ngâm dưới nước là được.

Đây là những chất cần thiết mà cá chép cần có để tăng trưởng theo sự nghiên cứu của 1 tay câu bên Anh quốc mà Độc cô cầu bại NCĐ đã sưu tầm.

Riêng tôi chế biến lại 1 chút theo suy nghĩ của tôi là thế lạc rang bằng 1 chút dầu ăn và thức ăn mèo bằng nước mắm khi câu cá trê, cũng thành công không kém.

Lưu ý mồi này không thể câu tại dòng nước chảy.
 
Đưa lên bởi: canam
 
Cách 2:
 
Trước tiên các bác muốn câu được cá chép thì trước tiên các bác phải trọn dây link nhỏ loại dây link 20, lưỡi lục bé, lưỡi số 5, chon chỗ yên tĩnh, ko ồn ào, độ sâu từ 1m2 cho đến 1m6, đáy bằng phẳng có bùn và ngồi ôm cần ko động đậy vì cá chép rất khôn.

Tiếp đến là mồi:

1. một túi rượu nếp
2.Thóc ngâm đã lên mầm
3.Cám ngô.
4.Cơm nguội.
5.Ốc vặn đập dập ủ 2 ngày thôi nhé (Đừng ủ quá ko mùi kinh lắm)
6.Lạc rang giã nhỏ.
7.Khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ.
8.Cánh hồi nướng giã dập (Nhưng cho 01 it thôi)
9.Thính đậu tương cho một ít.
10.Thuốc dụ cá của TQ có mùi kem dâu.

Cách làm:

Các bác trộn những thứ1,2,3,4 trộn lẫn với nhau khoảng 5 ngày. Trươc khi đi câu 2 ngày các bác đập ốc ủ lẫn với nhau.Trước khi đi câu các bác trộn thêm 6,7,8,9,10.

Mồi này hơi nhão, các bác thả ben đánh đầu cành, mỗi lần chỉ nên xả 1/2 ben thôi nhé, hết 1 tiếng lại xả thêm 1 lần. Đảm bảo các chép mà ngửi thấy mùi thính này thì chỉ có quanh quẩn ở ổ thính, ko thể bỏ đi được.

Chúc các bác thành công.
 
Đưa lên bởi: bachpt1976
 
Cách 3:
 
Cần tay cần máy câu được tuốt
 
Các bác chuẩn bị cho em những thứ sau
 
Đại Mạch (cái này hơi khó kiếm dùng nấu bia )1kg rang lên khi thấy mùi thơm là được giã nhỏ hoặc không cần giã cũng được.
Kem dâu (mà phải kem dâu nhé chứ tinh dầu dâu ko ổn Thơm quá cá nó sợ) loại này ra Minh 4b hàng giấy mua 1 tuýp nhỏ khoảng 26.000VND lọ câu nửa tháng mới hết.
 
Cách làm như sau: đại mạch + một chút kem dâu bằng chỗ thuốc đánh răng buổi sáng cho một chút nước (khoảng chén hạt mít) khoắng tan trộn đều với đại mạch cho nhấm đều rồi lấy đất sát mép nước chỗ câu nhào dẻo lẫn đại mạch đã trộn kem dâu mỗi cục chỉ nhỉnh hơn nắm tay một chút xả xuống điểm câu nếu đẹp trời thì chỉ 5 phút sau là chúng kéo đến
 
Chú ý: đi câu quan trọng nhất là thời tiết sau mới đến mồi các bác mà đi câu hồ vào đúng ngày trở trời nóng lạnh gặp nhau bùn đáy hồ co dãn bọt khí metan nổi nên đến cá còn phải nổi đầu thì đến đại sát cá cũng về tay trắng.
 
nếu câu lục thì chẳng cần bảo thì các bác đã biết cả rồi Còn câu tay các bác phải có mồi đặc trị đó là con giun đầu đỏ loại này các bác trong nhóm câu sông hồng biết rõ.
 
(Báo Thanhnien Online đăng ngày 07/06/2005)

Cách câu cá Trắm cỏ


TRẮM CỎ VÀ CÁCH CÂU MỚI

Câu trắm cỏ bằng kỹ thuật câu hiện đại cũng không khác gì câu chép, nhưng có chút "không giống" là trắm cỏ có thói quen cắn rỉa và ăn các đọt cây cỏ, chồi non mọc trong nước để sinh tồn, trong khi chép hầu như chỉ chuyên lùng sục đáy nước để gạn lọc tìm các tạp vật có thể ăn được. Do bởi cá tính đó, trắm cỏ sẵn sàng lùa vào miệng những loại mồi câu, được treo lơ lửng ở độ sâu tuỳ thuộc vào chiều cao của các bụi cây cỏ thủy sinh và đó là điều quan trọng mà dân câu trắm cần quan tâm khi đặt mồi câu.

Nhưng cần nên lưu ý, vào các mùa xuân và thu : cây cỏ, rong tảo trong nước thường có chiều cao thấp hơn là vào mùa hè, vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên cho lắm khi cảm thấy mồi câu của mình hình như đang đặt ở bên ngoài "bàn ăn" của bọn cá !


Các cú "chạm" của trắm cỏ rất kín đáo, thường là những cái kéo nhẹ chỉ đủ làm rung đọt cần. Thế cho nên, với dụng cụ dùng để câu chép, các hộp báo cá điện tử cần phải được chỉnh tín hiệu báo cá cắn câu ở mức độ nhậy bén nhất. Khi cá đớp mồi, cần thủ thường chỉ nghe tiếng còi báo "bip" từng âm một, tương tự như một cú chạm làm chùn cước câu chứ không kéo căng dây và chạy trối chết như lũ chép thường hay biểu hiện. Cũng bởi lý do này, giàn câu cần phải được trang bị thêm các cánh tay "swinger", để giúp dây luôn được căng để có thể khởi động hệ thống báo cá một cách hiệu quả trong trường hợp cá tuy đã ngậm mồi câu, nhưng không bơi đi xa hoặc đang hướng vào bờ.

Giàn cần câu với thiết bị báo cá điện tử và "swinger"

Như chúng ta đã biết, thói ăn mồi của chép thường là "hớp và phun" để chọn lọc và giữ lại những thứ có thể ăn được, trước khi nuốt, do đó khi thẻo câu "hair rig" và mồi "boilie" được phát minh, thì mơ ước "cẩu" lên bờ các cụ chép có trọng lượng từ 15Kg trở lên, hầu như không còn là một việc làm bất khả thi như mọi người thường nghĩ trước đây. Nhưng đối với trắm cỏ thì cách ăn của chúng đặc biệt khác xa chép. Tính e dè của trắm cỏ luôn được dân săn trắm "phán" một cách quả quyết : trắm cỏ rất khó câu, vì...nhát mồi ! Theo tôi, câu nói ấy không hoàn toàn thuyết phục.

Tôi nghĩ, có thể do cung cách tìm thức ăn qua việc "chuyên" cắn và nhổ bật các bụi cỏ cây mọc trong nước mà chúng thực hiện hàng ngày, đã không làm trắm cảm thấy có gì đó "không bình thường" khi ngoạm phải một cái lưỡi câu hay đang "bê" 1 viên chì. Đối với chúng, khi bị lưỡi câu đâm cho một phát vào đôi môi dầy cộm có lẽ không khác gì bập phải một cành sậy có... gai ?

Có thể do đã quá quen thuộc với những lần bị "gai đâm" như vậy, cho nên trắm cỏ đã không vụt "chuồn" đi cho thật nhanh như lũ chép, để làm ré còi báo của giàn câu "bíp bíp" một cách liên tục, mà trái lại nó vẫn nhỡn nha, tiếp tục ngậm lưỡi câu bơi tìm cái để ăn nữa chăng. Và chính lý do này đã làm cho còi báo của hộp báo cá chỉ phát ra một vài âm thanh ngắn, cách khoảng ?


Chắc chắn có nhiều người cũng có cùng cảm nghĩ như tôi !? Dựa vào thói quen "ăn uống" của trắm, cho nên sau đó cách ráp đường câu kiểu "đóng bán tự động" đã được các đồng nghiện kháo nhau qua "truyền khẩu", tiếp đến khai thác bởi báo chí và sau cùng là hệ thống internet khi phương tiện này ngày càng bành trướng. Loại đường câu "1/2 tự động xốc" như vừa nói qua, vốn dĩ cũng chỉ là cách ráp thông thường với thẻo câu sợi tóc "hair rig", nhưng thay vì chì neo bị cố định ở 1 chỗ, thì chì có thể di động được trên cước truc một khoảng ngắn, từ 5 đến 15 cm (minh hoạ dưới).

Đường câu ráp kiểu "1/2 tự động xốc"

Phương pháp ráp đường câu "tự động xốc" là một kỹ thuật câu rất hiệu quả đối với những chú cá cực kỳ tinh khôn, vì chúng đã từng trải qua nhiều "kinh nghiệm" được "lên bờ", khi bị "bắt và thả" - một thú chơi được rất nhiều cần thủ phương tây hưởng ứng. Và điều khoản "catch'n release" + lưỡi câu "xếp" ngạnh, vẫn luôn là qui định ở các hồ câu dịch vụ.

Ứng dụng kỹ thuật này, chì neo phải tương đối nặng và lưỡi câu thật sắc. Trọng lượng chì mà tôi thường dùng trong khoảng từ 100 > 120gr, có cấu hình tròn như viên bi hay quả trám. Trong trường hợp có quá nhiều rong tảo dưới đáy nước thì loại chì thuôn dài (trilobe) sẽ ít bị vướng mắc hơn khi thu dây. Để ráp thẻo câu, những loại dây cơ bản là tơ bện đều dùng được. Cá nhân, loại dây "combi-splice 25lbs" của nhà Kesmark, là thương hiệu mà tôi thường dùng. Trong trường hợp thẻo câu luôn bị "vướng víu" bởi rong tảo hay các bụi sen, súng...thì loại dây "Edge plus 25lbs" của Rod Hutchinson, một loại dây bện hỗn hợp đặc biệt dùng làm thẻo lưỡi, gồm tơ bện bao bên ngoài một sợi kim loại mỏng và rất mềm, là thiết bị để hóa giải tệ trạng khi vướng mắc hữu hiệu nhất, vì loại dây này khi trì kéo có thể xén đứt những sợi rong hay chân các bụi sen súng không mấy khó !

Lưỡi câu phải là loại thật sắc và cứng, điều mà bạn cần nhớ là nên luôn thay thẻo lưỡi mới sau mỗi lần "lên cá". Kiểu lưỡi câu mà tôi dùng thời ấy là loại "bent hook" của nhà Patridge, hay LS-5275 của Gamakatsu, hoặc LBD của Luc de Baets, có kích cỡ từ số 2 đến số 1. Cả 3 kiểu lưỡi này đều có tay lưỡi khá dài, hỗ trợ thêm cho cách móc mồi nổi.

3 cách móc mồi nổi với mồi câu là ngô/bắp và boilie.

Ngô "răng ngựa", bắp và boilie.

Hầu hết các hồ câu mà tôi từng đến để săn trắm cỏ, gần như chỉ có ngô hạt là được chúng đón nhận nồng nhiệt hơn mọi thứ mồi khác. Đặc biệt, nếu mồi câu là các xâu ngô được treo lửng, luôn đạt hiệu quả cao, với điều kiện vùng nước ấy chưa hề chịu đựng một áp suất "câu" quá nặng và liên tục. Phần khác, với cách ráp đường câu "đóng bán tự động" như tôi đã nói qua ở phần trên, thì tỷ lệ được "chạm" sẽ cao hơn là bị "trượt".

Nhân một chuyến du câu cách nay không lâu, tôi có dịp khám phá thêm một loại ngô hạt to khủng, nhập từ nam Mỹ dùng để nuôi... bò. Hạt ngô này lớn hơn hạt ngô mà chúng ta thường sử dụng để câu chép, ít ra cũng 4-5 lần (minh họa phải). Loại hạt này phải nói là không có chỗ chê ! Vừa thả xuống nước, không chỉ chép mà trắm cỏ cũng thế, "chạm" ngay, tuy không phải là ngay tức khắc nhưng so với ngô hạt bình thường hay mồi bột chín boilie thì thời gian "chờ" ngắn hơn khá nhiều. Theo nhận xét của những người đã từng sử dụng, có lẽ do ở mùi hương tự nhiên của chúng, đồng thời cũng do bọn cá ít nghi ngờ hơn, vì lạ mồi thì phải !?

Thao tác "biến hoá" các hạt ngô to như răng ngựa này thành mồi câu, không có gì rườm rà cả, trừ phi bạn tìm không ra các tinh dầu mà tôi sẽ nói đến dưới đây : Luộc trong vòng 5 phút, sau đó trộn vào nước luộc ngô 2 hương liệu "Sweetcorn" của nhà Catchum, và Fresh herbs của Carp Company, xong. Sau đó, ngâm mấy cái "răng ngựa" trong nước luộc ngô như thế cho đến ngày mang ra bờ nước.

Trắm cỏ cũng "mê" boilie không kém gì chép, dĩ nhiên là loại boilie được chuẩn bị riêng cho chúng. Để thực hiện cho việc sản xuất những "viên bi" có kích cỡ 22-24mm, dành để bả và câu trắm, công thức pha trộn bột để chế biến thành boilie mà tôi áp dụng, như dưới đây :
  • 35% bột bắp/ngô.
  • 25% bột mì.
  • 25% bột đậu xanh.
  • 15% rong tảo hay sen súng vớt ở chỗ câu, rửa sạch, phơi khô và xay thật nát.
Phải nói là công thức chế tác các viên boilie này cho ra những sản phẩm rất hấp dẫn trắm cỏ, tạo nhiều thành tích cho cái hội "carpe esprit" làng tôi ở những buổi thi câu "cá bự" cấp vùng, kéo dài cả tuần lễ. Nhưng điều cần thiết đừng nên quên là phải ngâm boilie mồi câu vào trong 1 hỗn hợp dung dịch gồm các hương liệu như sau trong vài ngày trước khi dùng :
  • Tinh dầu Asa Foetida (tinh dầu từ cây cỏ thủy sinh), hoặc
  • Hỗn hợp các hương liệu Sweetcorn và Fresh herbs.
(BBT : Ngó và hạt sen cũng là loại mồi câu tự nhiên rất tuyệt vời ở những vùng nước có nhiều sen/súng)


Xả mồi bả.

Khi bả mồi, bạn nên lưu ý là đừng bao giờ xả mồi ngay giữa đám rong rêu. Lý do rất đơn giản là trắm cỏ vẫn quen tính cắn bứt cành lá hay chồi non bên ngoài đám cây cỏ mọc um tùm để... xơi, tất nhiên chúng sẽ không quan tâm đến những viên boilie nằm khuất bên trong.

Ở những vùng nước có lắm cây thủy sinh, nếu có thể nhìn thấy đáy, nhờ nước trong, tôi thường xả mồi bên cạnh mấy cái chồi non vừa nhô lên của đám sen súng hay rong tảo mọc trong nước. Mồi bả khởi điểm gồm 3 Kg ngô tươi và ngô răng ngựa đã luộc sơ, cộng thêm 2 Kg mồi boilie. Kế tiếp, rải thêm mồi nhắc sau mỗi lần...được chạm dù có bắt được cá hay không. Mồi câu cũng là ngô "răng ngựa" và boilie, nhưng là loại đã được ướp tẩm thêm hương liệu, chúng sẽ quyến rủ cá hơn.

Vào mùa hè, với cá tính háu ăn của trắm cỏ, có khi tôi phải xả đến 20Kg, gồm hạt ngô tươi và boilie, mỗi ngày. Cái hồ nơi mà tôi buông câu thường xuyên, nước rất trong, và điều này giúp cho tôi có nhận xét sau mỗi lần quan sát từ bờ bằng ống nhòm : có đến 80% mồi bả mà tôi đã xả hôm trước, ngày hôm sau đã được lũ cá "chén" sạch !

Tại Pháp, trắm cỏ chỉ được nuôi ở các hồ tư nhân hay hồ dịch vụ, chúng bị cấm chỉ thâm nhập vào các vùng nước tự nhiên thuộc quyền quản lý của nhà nước. Trong khi đó, ở nước Đức, trắm cỏ đã được "hợp thức hoá" từ lâu, có không ít người đã câu được trắm cỏ hoang cân nặng đến hơn 20Kg, ở các đầm khai thác cát ăn thông với sông Rhin. Vùng Alsace giáp biên giới Đức, từ 30 - 40 năm qua, các chủ hồ tư nhân đã du nhập trắm cỏ từ Đức vào nuôi trong vùng nước của mình, với mục đích... diệt cỏ. Giờ đây, ở các hồ này, trắm cỏ đã trở thành loại cá có trọng lượng kỷ lục, luôn làm mê mệt các tay săn hàng bỏ công đi hàng nghìn cây số, đến từ các quốc gia lân cận.

Tây cũng "rình" trắm cỏ tại một hồ câu dịch vụ bên Tàu. Hình như hắn cũng đã bỏ công đi xa hơn chục nghìn cây số, thì phải (?).

(theo: caucavietnam.com)

Một số cách buộc dây câu cá


MỘT SỐ CÁCH BUỘC DÂY CÂU

Một số cách buộc dây câu tôi sưu tầm chia sẻ cùng các bạn

MỒI CÂU CÁ CHÉP (phần 1)


MỒI CÂU CÁ CHÉP

Đối với riêng tôi, mồi câu cá chép ta có 2 cách:

Thứ nhất, không bao giờ tranh luận khi ta chỉ hiểu 1 chút hay không hiểu gì hết về mồi câu cá chép, vậy thì cách này coi như bỏ qua. (Có gì làm đấy, cái gì cũng làm — BBT) Còn cách cuối cùng là: Carbohydrates (Còn gọi là vị ngọt) hay Protein (Như acide amino).

Phần chính của mồi câu là PROTEIN, Protein là 1 Thuật ngữ trong sinh học diễn tả cấu trúc của hợp chất gồm nhiều nguyên tố hoá học giúp cho cơ thể duy trì và tăng trưởng mà trong đó có chất acide amino.

Cá Chép là loài động vật ăn tạp dưới đáy sông hồ, nó ăn nhiều thứ từ thực vật lẫn động vật. Tôi có thể nói mà không cần dẫn chứng khoa học là hình như có sự tương quan giữa nhiệt độ nước và thực phẩm ưa thích của cá chép. Nước càng ấm thì mồi càng ngọt, nước càng lạnh thì mồi càng có nhiều acid hữu cơ (Organic acid). Dĩ nhiên còn có hàng ngàn yếu tố chọn lựa khác để làm mồi đơn giản hơn.

Đây là 1 sự tranh luận nhiều nhất mà tôi thường lên tiếng, Cá Chép không ăn gì cả hay chỉ ăn rất ít khi mà nhiệt độ nước xuống dưới 10 độ C và thức ăn mà cá chép ăn trong điều kiện này chỉ tiêu hóa dưới 5%, tôi tin ở điều này cho đến khi nào ai chứng tỏ được sự sai lầm mà tôi suy nghĩ.

Khứu giác về hoá chất của cá chép được chứng nhận là 1 giác quan mạnh nhất của nó để chúng m thực phẩm.

Có thể đây là lý thuyết của tôi chăng? Những con cá Chép khoẻ mạnh bắt buộc phải được cung cấp, bổ xung các chất dinh dưỡng giầu protein cho cơ thể và cũng là chất mà nó bị bắt buộc phải đi tìm để ăn hay để thử tìm trong các mồi câu. Có thể đó là động cơ thúc đẩy nó để đi tìm nguồn thức ăn cần thiết hoặc là không ăn thứ vô bổ cho cơ thể của nó.

Vậy theo tôi: Công dụng và hấp dẫn nhất cho nguồn thức ăn của cá chép có thể là Chitin? Đây không hẳn là chất nhiều năng lượng hay thèm muốn của cá chép, Chitin là giác tố và chính là chất Nitrogen chứa đựng thành phần Polysaccharide. Bạn có thể hiểu là Chitin là 1 chất tạo nên các vỏ, vẩy, xương, sừng trong loài vật. Chitin là hợp tố đôi nó đứng hàng thứ nhì trong cấu trúc vật thể trên trái đất, nó làm tăng thêm sức hoạt động của gan mà nơi đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp cho cấu trúc cơ thể cá Chép tăng trưởng. Cá chép luôn luôn mê say chất đường Glucose hay những chất Polysaccharides khác có liên quan gần đến Chitin. Chitin bị phân giải bởi chất acid trong chuỗi liên kết của nó.

Tôi cho là nguồn cung cấp nhiều và rẽ nhất chứa Chitin là Men chua (Brewers yeast). Trong men chua có Chitin, nhiều Protein và lẫn chủng Vitamin B của nhóm Niacin và Phosphorus để nó hổ trợ cho sự tiêu hóa.

Vậy chất đầu tiên rất cần thiết làm mồi là chất MEN CHUA.

Chất vị dẫn dụ cá chép hay nhất là cái chi? Trong thực vật và riêng Capsaicin một chất chuyển hóa của CAPSICUM (Ớt) có chứa phần lớn chất vị tinh dầu lôi cuốn từ xa. Đó có thể là chất vị hấp dẫn cá Chép nhất. Một số thực vật như trái ớt đỏ (Riêng đối với tôi là công dụng nhất), cây thuốc lá, quả cà chua, trái cà pháo, và củ khoai tây tất cả đều hữu dụng làm mồi câu cá chép, còn số thực vật khác như hạt tiêu thì lại không có mùi vị chi đối với cá chép vì nó là thứ acid amino trung hòa. Thí dụ như Capsicum hay tinh chất cay nóng trong ớt là 1 hợp chất trong nhóm Vanilloid mà nó có phản ứng với acid Amino betain, cơ thể con người cũng có nhiều chất BETAIN như khi ta nôn mữa hoặc còn gọi là acid hydrrochloric (Acid trong bao tử). Cá chép không có bao tử làm việc như người nên nó cần bổ xung chất men đó ngoài thiên nhiên.

Có thể có sự nhầm lẫn trong mùi vị như sau: Mùi vị của Vanilla hay mùi vị nồng của mồi câu đều không có hiệu quả cho cá chép, vì cá chép không nếm được những vị đó. Cá chép chỉ nhận biết được mùi vị khi chuyển hóa được những mùi vị đó thành chất Protein mà nó cần có để ăn, nghĩa là khi cá chép nhận được những mùi vị đó mà có thể chuyển hoá thành phần cơ cấu hoá học có chất Protein thì nó mới ăn.

Những hương vị lôi cuốn khác như hạt Kola, rễ cam thảo, rễ bạc hà không phải thuộc loại thực vật thuộc vào họ như Cây Ớt.

Vậy nguyên liệu thứ nhì để làm mồi theo tôi nghĩ là ỚT Đỏ (Ớt bột hay ớt nước) nghĩa là có chất Capsicum.

Đừng nhầm lẫn chất Vị và hương liệu, nhóm cấu trúc phân tử hương liệu không hấp dẫn được cá chép, vì cá Chép và các nhóm cá Teleosts khác được thiên nhiên ban cho cơ thể nó 1 hệ thống khám phá vi diệu về hoá học trong môi sinh để khỏi lầm lẫn hương liệu và chất vị chung quanh nó. Một số chất vị coi như là mùi hấp dẫn như Caffein, acid Saicylic, mùi của long não, acid Cinnamic (Quế), củ nghệ, Anethol (Hoa hồi) Tanin (Chất chát của trà), acid Garlic (Tỏi), Vanillin, acid Ascorbic và Niacin là nhóm phân giải của chuỗi PHENOLIC thường làm khó chịu đến vị giác của cá Chép, nên tốt nhất đừng bao giờ dùng đến các chất trên.

Đặc biệt Tỏi không có hiệu quả đối với cá Chép mà chỉ hiệu quả đối với cá Trê ở Bắc Mỹ. Allicin là mùi vị chính của Tỏi và không có mùi khi chưa bị đật nát để toả tinh dầu khó chịu vào không khí..Tôi thường dùng Tỏi để câu cá Trê rất là hiệu quả, như thế không nên dùng mùi vị Tỏi để câu cá Chép nếu không tuyệt đối cần thiết.

Dù trong Men chua có chưa nhiều Protein nhưng vẫn không đủ liều lượng cần thiết để cho cá chép ăn, cho nên ta phải cần có thêm nguồn Protein khác cho vào mồi . Trong thức ăn hộp dùng nuôi mèo là có nhiều chất Protein nhất và giá cả lại rẻ nữa, trong nguồn thực phẩm cho mèo này có chứa đựng hầu như tất cả acid amino và lại cân bằng được đòi hỏi của sức tăng trưởng của cá Chép.

Bây giờ tới phụ liệu của toàn thể mồi câu cá Chép, tôi không thích dùng đậu nành bởi vì nó có nhiều bất tiện trước khi dùng và sau khi đã trộn lẫn với các phụ liệu khác.Tôi đặc biệt thường dùng mật bắp (Corn syrup) hơn, trong các phụ liệu để trộn lẫn thì tôi khuyên nên dùng thứ này.

Có phải tôi luôn luôn tự hỏi chất amino này tốt hơn chất amino khác? Không phải vậy đâu, chỉ thắc mắc cái nào rẻ nhất để dùng làm mồi câu mà cũng có hiệu quả như nhau, thí dụ như Betain là acid hydrochloric. Thường Betain dễ chuyển hóa từ Protein nguyên chất.như tóc con người và acid hydrochloric, thử lấy tóc cho vào acid này thì sẽ thấy acid bị trung hòa tác dụng, tôi chưa bao giờ thử việc này mà chỉ hình dung ra như thế. Bạn có thể hỏi mấy ông thợ hớt tóc xem sao? Có thể mấy ông đó có bí mật về cách pha chế mồi câu chăng ? (Cười chút chơi). Nguồn Betain thường có trong hạt cỏ đuôingựa, hạt mầm, củ cải đường, trong đó chứa tập trung nhiều Capsicum, hạt COLA, và rễ cây Cam thảo. Ngoài ra cũng chắc chắn có chất Betain trong cây Bạc hà, Lúa mì, cây Hoắc hương, và cỏ Thi. Chỉ có 1 thứ không phải thực vật đó là Men chua, bạn có để ý tôi thường lập đi lập lại những thứ trên đây không?

Mặt khác tôi thường dùng 1 phụ gia bí mật, đừng nói cho ai biết cả, chất chống acid (Antiacid) như Biệt dược TUMS và ROLAIDS đây là những chất làm giác quan bén nhậy thứ tư của hệ thống khám phá của cá chép nhận biết. Cá chép có hệ thống giác quan dọc hai bên thân nó có thể khám phá ra hóa chất từ rất xa trong những cây thực vật nêu trên. Nếu bạn tin như tôi thì cũng nên thay đổi phụ liệu TUMS hay ROLAIDS bằng ALKA-SELTZER.

Sao? Sau khi bạn đọc xong bài này bạn thấy có chán không? Nhưng đối với tôi thì tôi thích thế. Tôi rất vui lòng thử các lý thuyết mồi câu của các bạn nếu bạn câu được cá. 

MỒI CÂU CÁ CHÉP 2


MỒI CÂU CÁ CHÉP 2

Khi đọc xong hết các bài không biết các bác trở thành tay câu cừ khôi,nhà đầu bếp giỏi hay nhà hoá học giỏi đây.Nhưng ít ra cũng mở mang được chút kiến thức,nhà cháu cũng vui vì học được thêm nhiều từ ngữ mới,mở thêm kiến thức về hoá chất,chia sẽ những gì mới mẻ mình biết cho các bác.Phải nói là thành thật cám ơn Bác Đàm đã rủ rê nhà cháu vào trường phá i này để học hỏi thêm nhiều thứ.Nếu như bài dịch có những gì khó đọc xuôi tai thi các bác thứ lỗi,các bác trong ban biên tập cứ tự nhiên hiệu đính theo lối hành văn ở VN nhé.Ngày mai nhà cháu sẽ post tiếp bài 2.Những chữ không có dịch được nhà cháu để yên như thế,các bác nào có dịch được xin chuyển ngữ dùm.

Kính các bác.
Luận về mồi câu cá chép (bài 2)

Phản ứng đối với sự phân hóa amino acid từ thực phẩm có chất đạm (protein) trong thiên nhiên của cá chép rất nhạy bén,vì vậy nó cho ta biết nguồn thực phẩm chính nhiều dinh dưỡng của cá chép là chất quan trọng.

Khi làm mồi cá chép ta cần cho nhiều amino acid từ chất đạm để lôi cuốn cá chép hiệu quả hơn bằng nhiều cách khác nhau mà ta có thể nghĩ ra.

Vị ngọt của đường dùng cho mồi câu có thể hữu dụng nhưng nó không biến thành năng lượng trong cơ thể cá chép,dù vậy cá chép vẫn ưa mồi ngọt hơn là các mồi không có vị ngọt,kể cả những thứ mà nó cần ăn,chứng tỏ đây là 1 yếu tố quan trọng.

Cá chép là loại ăn tạp,nó có thể tiêu thụ thực phẩm chứa vị ngọt (carbohydrates) hơn 20% dung lượng của mồi.

Các nhà khoa học đã xác nhận chất ngọt thiên nhiên như glucose, đường trong trái cây (sucrose fructose), đường trong sữa (lactose),mật, đường nâu,chất ngọt cam thảo,v,v...và các chất ngọt nhân tạo như,sodium saccharin, aspartame,cũng hấp dẫn được cá chép như khoa học đã biết.

Như muối và amino acid,hay chất ngọt đều hoà tan trong nước,những thứ đó là cá chép đặc biệt ưa thích và hay m ra dễ dàng nhanh chóng.Hương vị cũng ảnh hưởng tới nồng độ PH của mồi,và cũng có thể tan trong nước để lôi kéo cá chép.

Cũng có thể mùi hương của rượu cộng với chất ngọt trong mồi làm tăng thêm hiệu quả của mối.Tại sao vậy? Trên phương diện hoá học những nguyên tử giống nhau thường tạo liên kết những chuỗi riêng trong chất béo, đường,rượu,và esters.Những liên kết này cho ta thấy nó tăng cường lẫn nhau khi trộn chung mối.Cá chép đặc biệt thích mồi được ủ lên men một cách tự nhiên,mà trong đó thủy phân ra chất ngọt,rượu,và các chất khác.Sự lên men và phân hoá này làm cho mồi trở nên dễ hấp thụ hơn,như đường glucose,làm nguồn năng lượng này tiêu hóa trong ruột cá nhanh và hiệu nghiệm hơn.

Chất “ Vanillin” hoá hợp mùi vị hạnh nhân nổi danh cũng có những tác dụng như rượu (alcohols) để lôi cuốn cá chép.Hoá hợp Vanilla được dùng như hương vị thêm trong kẹo chocolate ( vì nó rẻ hơn là tinh chất hạnh nhân (vanillin) thiên nhiên),nó giống là hoá chất đồng phân như eugenol từ tỏi trích ra.

Thông thường “vanilla” là hương vị làm ra từ sự lên men tinh dầu cây Lignin gọi là “ Talin”,nó cho mùi hương rất nồng hơn là những hương vị khác lấy từ chất dầu..Tôi thích dùng tinh chất thiên nhiên với nhưng hương vị thiên nhiên khác như iso-eugenol từ tỏi để mồi câu có chất dinh dưỡng và cảm thấy được hữu hiệu hơn.

Tôi tin rằng càng dùng nhiều chất nhân tạo trong nguyên liệu mồi thì càng ít hiệu quả hơn,không như bột bắp hay bột mì mà thường là đơn giản với mùi vị tự nhiên mà lôi cuốn được cá.

Thật vậy về lâu về dài những gì có thể làm được để tăng thêm sự dinh dưỡng và năng lượng trong mồi là lôi cuốn được cá chép. 

KỸ THUẬT CÂU CÁ BASS BẰNG MỒI GIẢ


KỸ THUẬT CÂU CÁ BASS BẰNG MỒI GIẢ

Vài điều sơ lược về kỹ thuật rê cá bass cơ bản 


Nếu các bạn đã từng thử câu mồi giả, các bạn sẽ thấy có cả trăm loại mồi đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức phục vụ cho việc câu này. Ở đây, tôi sẽ chủ yếu nói về loại mồi phổ biến nhất là “crankbait” (Xin được sử dụng nguyên từ này trong suốt bài dịch vì tôi cũng chưa làm quen hết tất cả các loại mồi giả, nên cũng chưa biết tên gọi của loại mồi này theo thuật ngữ tiếng Việt là gì - ND), và đã từng có ít hoặc nhiều thành công. Hãy dành chút thời gian và cùng chia sẻ nhé, bài viết này có thể sẽ mang tới cho bạn một chút hiểu biết hơn về hình thức câu mồi giả.

Đầu tiên, chúng ta sẽ hướng sự tập trung vào một trong những thành viên của dòng họ nhà cá thái dương (sunfish) nhé, đó là cá bass (tiếng Việt có thể là cá vược hoặc cá chẻm? - ND) . Phần lớn trong suốt thời gian kiếm ăn, cá bass thường có xu hướng kiếm mồi ở những tầng nước thấp và rất thấp. Có rất nhiềy lý do giải thích về sự “chuyển dịch” từ tầng nước cao tới tầng nước thấp này của cá bass, và một trong những lý do này xuất phát từ việc trốn tránh sự “truy sát” của các “ngư ông” cứ “ nện” với “giã” mồi giả ầm ầm xuống nước khu vực gần bờ hết ngày này qua tháng nọ….vậy thì, khi mà các bạn không thể tìm thấy bóng dáng của một vài con bass ở tầng nước cao này, hãy bắt đầu tìm kiếm ở những tầng nước thấp hơn.

Ở những tầng nước thấp, nơi mà có thể sẽ có những rạng đá lớn, hoặc có khi là cả một “cánh rừng” toàn cỏ nước và tảo, chà cây…và thậm trí có thể là cả vài cái xe hơi bị “ bỏ quên” dưới lòng hồ từ đời nào cũng chả ai hay. Thường thì, các “ngư ông” khi đi câu cá bass, có thể đã rất hiểu về vị trí địa lý cũng như cấu trúc lòng hồ, hoặc họ cũng có thể “góp nhặt” những thông tin về lòng hồ từ những bản đồ địa lý của hồ, hoặc cũng có thể xuất phát từ những kinh nghiệm của những người đi trước.

Khi bạn đã thiết lập được một điểm câu ưng ý và độ sâu của điểm câu đó, hãy bắt đầu lựa chọn loại mồi crankbait phù hợp. Có thể, hầu hết các bạn đều đã biết một nguyên tắc là con mồi giả nào có cái “môi” nhựa trên mũi càng lớn thì con mồi đó càng có khả năng “lặn” sâu dưới nước. Tôi thường có thói quen sơn những thông số về độ sâu thích hợp với con mồi của mình lên chính bản thân nó để thuận tiên cho việc sắp xếp và tìm kiếm sau này khi mà trong hành trang của bạn có tới cả trăm con mồi lớn, bé nằm xếp lớp!

Bắt đầu, tôi sẽ thử cho con mồi crankbait đầu tiên của tôi bơi ở độ sâu 15-18 bộ (khoảng 5.4m), với loại mồi này, tôi sẽ thử để xác định xem con cá bass sẽ có “dự định” bơi lên trên để thăm dò? hay vẫn “lì lợm” yên vị ở khu vực của chúng. Sau vài lần thu dây, bạn sẽ cảm nhận được việc thử này. Nếu bất thành, con mồi crankbait thứ hai sẽ tiếp tục được đưa xuống, con này sẽ có khả năng “vượt chướng ngại vật” ở tầng nước sâu hơn con đầu tiên vài bộ. Điều này bởi lẽ tôi muốn con mồi sẽ có (bị) một “cú đập” nơi đáy hồ, cú đập này sẽ tạo ra một tiếng động lớn nhất định khi va chạm đáy hồ có kết cấu cứng (vỉa đá ong), hoặc với đáy hồ mềm thì khi con mồi này chạm đáy sẽ tạo ra một chút quầng của bùn hoặc cát vàng mà chúng ta có thể nhận biết được trên mặt nước. Tại sao vậy? Vì tiếng động và sự va chạm sẽ gây ra sự chú ý của bầy cá và rất có thể sẽ chọc tức bầy cá, kích thích chúng tấn công để bảo đảm sự “no đủ” hoặc ít nhất là cũng để “giật le” với bầy đàn xung quanh.

Trường hợp sau một vài “cú đập” với vài vòng quay, nếu không có phản ứng ngược của lũ cá quanh đó vì có thể chúng lại đang ở tầng nước thấp hơn nữa, từ 30-40 bộ ( khoảng 12 m) chẳng hạn, tôi sẽ phải chuyển sang dùng lưỡi câu nhảy (jighead) kết hợp cùng với một sợi thẻo Carolina 1oz (khoảng 28g), chúng ta sẽ bàn về loại thẻo này trong bài khác. Một điều nữa, với bất cứ việc “trình diễn” mồi giả nào, hãy luôn luôn bắt đầu rê mồi với vận tốc hơi nhanh. Nếu không có cảm nhận cá “hớp” mồi, ngừng việc thu dây, và lại bắt đầu thu dây chậm hơn so với ban đầu, cứ thế tiếp tục. Môt khi con bass đã “nói” cho bạn biết” cách thức nó tấn công con mồi của bạn như nào, bạn sẽ tìm thấy được cách câu cho mình và đảm bảo bạn sẽ có môt thành quả khá khá, cho dù có thể bạn có thể sẽ phải dùng tới dầu nóng để bóp tay khi quay về nhà.

Tương tự, loại cần câu phù hợp với loại mồi crankbait này nên có trọng lượng từ nhẹ tới trung bình, có độ nhuyễn đầu cần, cũng như có độ dài tối ưu từ 6bộ6 tới 7 bộ (khoảng từ 1m98 tới 2m1). Đầu cần nhuyễn sẽ dễ dàng hơn cho chú bass hớp con cá mồi, đồng thời chúng ta sẽ không bị phản ứng ngược nơi đầu cần, điều mà có thể gây ra tình trạng nổ dây bất cứ lúc nào. Đồng thời, loại máy câu phù hợp nhất là loại máy có vòng quay từ 4:1 tới 5:1.

MỒI CRANKBAITS 

Chúng ta hãy bàn kỹ hơn 1 chút về loại mồi crankbait nhé. Đặc thù là loại cá mồi có môi bằng nhựa trong, loại cá mồi này có thể lặn sâu trong suốt thời gian chúng ta thu dây về. Chúng thường có mình nhỏ, giống hình cá trích, và thường có tốc độ lặn sâu khoảng 1 bộ (30cm) trên một giây đồng hồ.

Crankbaits là loại mồi được các “ngư ông” lão luyện ưa dùng bởi vì khi chúng ở dưới nước thì có tính năng hoạt động giống mấy chú chó cứ thích nhảy choi choi đuổi chim bắt bướm, và cách vận động này của mồi crankbait sẽ kích thích tính hung dữ của đám cá bass. Một trong những thuận lợi nhất khi sử dụng loại mồi này (đặc biệt là loại chuyên được thiết kế để lặn sâu) là hầu như phù hợp với tất cả các vùng nước mà bạn có thể tới câu, và không quan tâm lắm tới cấu trúc lòng hồ câu. Đồng thời, thích hợp cho những chú bass ở các tầng nước từ 10 – 20 bộ (khoảng 6m).

Mồi crankbait được thiết kế theo kiểu chuyển động đa dạng, và khi các “ngư ông” dùng kỹ thuật thu hồi dây đều tay và nhẹ nhàng, cái môi nhựa chìa ra sẽ giúp chúng dễ dàng lặn sâu hơn các loại mồi khác. Một điều nữa, điểm đặc trưng của hầu hết các loại mồi giả nói chung và mồi crankbait nói riêng là loại mồi phản ứng, có nghĩa là chú bass sẽ không tấn công con mồi vì chúng chẳng bao giờ để ý tới lũ cá xung quanh, nhưng chú bass sẽ tấn công con cá mồi vì chú ta cảm thấy bị “xúc phạm” khi có cái con gì đó “ hiên ngang” vượt mặt.

Độ lặn sâu của mồi crankbaits 

Độ sâu mà con mồi crankbait sẽ lặn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích cỡ dây câu, thiết kế của con mồi và tốc độ thu hồi dây. Tổng quan, mồi crankbait sẽ lặn sâu hơn khi sử dụng với tốc độ thu dây chậm, cùng với dây câu nhẹ, và với một khoảng cách mồi được quăng xa thích hợp. Bên cạnh đó, như đã nói bên trên, mồi crankbait có môi nhựa dài sẽ lặn sâu và có một chu kỳ lắc mình lớn hơn loại crankbait có môi nhỏ hoặc không có môi.

Do đó, để có được một độ sâu tối ưu cho mồi crankbait, hãy sử dụng dây câu nhẹ, nhưng không được quá nhẹ, tối thiểu là loại dây có lực kéo khoảng 4.5kg (10Lb). Loại dây có tính năng co giãn cao cũng thường được sử dụng nhiều. Đồng thời, nên luôn thay đổi độ lặn sâu của mồi crankbait bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp đầu cần câu kết hợp cùng tốc độ thu hồi dây tương ứng.

Sử dụng mồi carnkbait ở đâu và như nào? 

Mồi crankbait rất có hiệu quả với câu cá bass trong những tình huống sau:

- Đáy hồ có sỏi nhỏ, cát vàng hoặc bùn, vùng đầm lầy

- Đáy hồ có nhiều đường rãnh, hố sâu, gồ ghề…bị bồi lấp bởi dư động địa chấn…

- Đáy hồ có gốc cây, nhiều đá tảng, xác xe cộ…

Lưu ý rằng mồi crankbait hoạt động tốt ở những khu vực có nhiều rìa/vỉa đá ngầm hoặc những nơi có nhiều thân cây, gốc cây. Và không phù hợp lắm ở những đáy hồ có thảm cỏ nước/tảo dày đặc. Cho dù có nhiều “ ngư ông” có biệt tài rê mồi crankbait có “kiểm soát” dọc theo bờ rìa của những thảm cỏ nước/tảo hoặc thậm chí họ có thể kiểm soát con mồi crankbait “lướt” trên mặt những thảm cỏ nước/tảo khổng lồ, nhưng hầu hết đều không ai muốn “gửi lại” những con mồi thân yêu của mình tại những nơi này.

Một số cách thu hồi dây đơn giản và hiệu quả: 

“Quỳ và quay” : Với cần câu dài, sử dụng loại crankbait có thiết kế để lặn sâu và thường xuyên “nhúng” đầu cần xuống mặt nước để tăng thêm được vài cm độ sâu cho mồi

“Dừng và chạy”: Quay nhanh máy câu vài vòng tua, rồi dừng lại vài giây. Điều này làm cho mồi crankbait sẽ dừng đột ngột, rơi tự do một vài giây đồng hồ rồi sau đó lại phóng vọt đi một cách tự nhiên (theo tốc độ thu dây của “ngư ông” trên bờ). Tiếp tục quay máy câu, và lặp lại

“Va chạm đáy”: Kỹ năng này có hiệu quả trong cả hai cách câu mồi crankbait ở tầng nước thấp và cao. Thả mồi crankbait chạm đáy và “kéo lê” con mồi trong bùn hay sỏi đá làm sao cho nó “khuấy động” đáy hồ. Để có thể làm được cách này, phải làm sao cho con mồi crankbait lặn sâu hơn độ sâu của nước. Hãy làm thử vài lần và bạn sẽ có những cảm nhận khác nhau về đáy hồ thông qua cảm nhận từ con mồi. Cảm giác bị hút chặt dưới đáy có thể cho ta biết bên dưới là rạng đá hoặc sỏi; cảm giác kéo nhẹ và êm có thể là trên cát và mềm mại cùng với lùng nhùng có thể là chúng ta đang buông câu trên thảm cỏ nước/tảo…

“Xé toạc” : Quay máy câu vài vòng tua để mồi cranbait đạt được độ sau tối ưu rồi bất thình lình đẩy nhanh và nhẹ cần câu ra phía sau, nhằm tạo cho con mồi crankbait bất ngờ “ bổ nhào” xuống sâu hơn 1 chút. Sau đó thu hồi dây câu cho căng rồi tiếp tục lặp lại từ đầu.

Màu sắc mồi cranbait 

Màu sắc của con mồi rất quan trọng khi mà chúng “rất cần” được nhận biết trong làn nước xanh trong, hoặc đục mờ mờ. Đối với cá bass, mồi crankbait nên được kết hợp theo những nguyên tắc phối màu chung. Những màu phổ biến nhất của mồi cranbait nên có trong hộp đồ câu của bạn là màu bạc và đen (mô hình cá trích); xanh lá và bạc (mô hình cá trích vùng Tenessee); màu nhũ vàng; màu cam và nâu (mô hình tôm lóng)…hoặc nếu hồ nước bạn muốn câu có ánh hắt vàng, hãy dùng mồi crankbait có màu vàng kim.

Những loại mồi có màu phản quang có hiệu quả trong nhiều môi trường và điều kiện câu. Một loại màu kết hợp rất phổ biến khác nữa là xanh lá phản quang (tương tự màu lục nhạt của cá trích cao su…); hoặc mồi crankbait có bụng vàng với mình chấm đen sẽ phù hợp trong nước đục hoặc trong những ngày có nhiều mây; màu đỏ có hiệu quả khi câu trong những đáy hồ có nhiều cỏ nước/tảo trong cả môi trường nước trong và nước đục. Nhưng, trớ trêu là có tới 80% những lần cá hớp mồi lại xuất phát từ kỹ thuật thu hồi dây của bạn mà không phải là từ màu sắc của mồi!

Mách nước: 



- Để hấp dẫn cá bass hơn, hãy vừa lắc tay vừa thu hồi dây.

- Nếu cá mồi ‘rẽ” phải, hướng dây câu sang trái và ngược lại

- Để có cảm giác tốt hơn, cầm cần câu thấp tay, giữ góc 90 độ giữa dây và cần câu (hãy làm thử nhiều lần)

- Khi có cảm nhận cá bass đã hớp, đừng giật xốc cá mà hãy quay nhanh tay máy câu, mấy lưỡi câu ba tiêu nhỏ bé đi cùng mồi rất dễ…đi theo cá khi bị giật mạnh

- Độ sắc của lưỡi câu rất quan trọng. Rất nhiều “ngư ông” lão luyện thường hay thay lưỡi câu đi kèm mồi crankbait bằng mấy loại lưỡi câu sản xuất riêng, có độ sắc và tính bền cao hơn.

- Thường xuyên kiểm tra dây câu/thẻo câu của bạn khi sử dụng với mồi crankbait, khi mà những rạng đá, vài hòn sỏi nhỏ hoặc gốc cây…sẽ làm xơ dây câu của bạn rất nhanh.

- Để tạo cho mồi crankbait của bạn có thể lặn sâu hơn, thử đính thêm chì kẹp hoặc vòng đệm dài khoảng 8-10 inch (khoảng 25cm) lên phía trên mồi, hoặc dùng loại thẻo Carolina kết hợp với cục chì 1/2oz (khoảng 14g)

- Sử dụng khoá mở cùng với dây/thẻo cột mồi crankbait để khi cần bạn có thể dễ dàng thay mồi.

- Nếu sự rung/lắc của cá mồi thay đổi, có nghĩa mồi của bạn đã chạm đáy. Nếu không còn cảm nhận được sự rung/lắc từ con mồi, có thể bạn đã dính cá.

- Xả bớt mobin máy câu khi mà con bass đã được kéo tới gần thuyền/bờ

- Hãy nhớ rằng, ở một vài khu vực, mồi crankbait thường bắt được cá nhỏ hơn so với mồi cao su có gắn lưỡi nhảy (jighead)

- Hãy tập trung vào tốc độ thu hồi dây cũng như luôn quan tâm tới độ sâu của hồ

- Hãy lựa chọn những con mồi crankbait hơi “ầm ĩ” (phát ra âm thanh lớn – ND) cũng như có màu sáng, rực rỡ.

(Nguồn: HỘI QUÁN BẠN CÂU )